Các công nghệ và thiết bị nổi bật sẽ được trưng bày năm nay có thể kể đến như: Công nghệ trí tuệ nhân tạo: “Miss AI Medical - Cô Y tế”. Đây là ứng dụng giúp cung cấp các chính sách bảo hiểm y tế, chẩn đoán bệnh thông thường và giúp kết nối người dân với phòng khám, bệnh viện, bác sĩ. Bên cạnh đó là Ứng dụng di động eDoctor giúp mọi người xin tư vấn bác sĩ mọi lúc mọi nơi; hệ thống báo gọi y tá hỗ trợ bệnh nhân khi cần trợ giúp tại cơ sở y tế và viện dưỡng lão…
Ngoài ra, còn có Giải pháp chuyển đổi số trong nhập liệu và lưu trữ hồ sơ bệnh án, vật tư y tế; Phần mềm ERP và CRM chuyên biệt cho hệ thống bệnh viện, phòng khám; Giải pháp hệ thống lưu trữ thông tin riêng; Giải pháp ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế: Hệ thống chẩn đoán y tế từ xa - Telehealth IDIS2GO; Giải pháp tổng đài ảo áp dụng cho ngành y tế - Spa; Ứng dụng EHRs – Y tế thông minh gọi bác sĩ tức thì; Giải pháp đo huyết áp tập trung kết nối Bệnh án điện tử; Robot trí tuệ nhân tạo phục vụ khử khuẩn tại các bệnh viện, phòng khám và nơi công cộng…
Đặc biệt, Techmart 2022 chú trọng tới các công nghệ và thiết bị chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế, góp phần thúc đẩy ứng dụng công nghệ số vào chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Phạm Ngọc Tiến
" alt=""/>Nhiều công nghệ áp dụng chuyển đổi số được giới thiệu tại Techmart 2022Hiện hợp đồng giữa Sở Y tế (chủ đầu tư) và liên danh nhà thầu đã hết hiệu lực vào ngày 10/7/2022. Hiệp định vay của dự án đã được ký kết lần 2 giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Eximbank Hungary cũng đã hết hiệu lực vào ngày 11/7/2022. Vì thế, dự án gần như “đắp chiếu” hơn 1 năm nay.
Theo ý kiến của Bộ Tài chính cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để tiếp tục triển khai thực hiện dự án, TP Cần Thơ phải tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng mới để thực hiện phần khối lượng công việc còn lại của gói thầu (EPC) theo đúng quy định của pháp luật.
Theo Sở Y tế TP Cần Thơ, trong quá trình thực hiện có một số khó khăn như: thành viên đứng đầu liên danh VMD Kórházi Technológiai Zrt (Hungary) đã liên tục đề xuất điều chỉnh các trang thiết bị y tế chuyên dùng, vật liệu xây dựng, thiết bị xây dựng và trang thiết bị y tế không chuyên dùng.
Điều này dẫn đến không đảm bảo tỷ lệ 50% hàng hóa xuất xứ Hungary theo quy định của Hiệp định khung được ký kết giữa Chính phủ hai nước, ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện dự án.
Bên cạnh đó, thành viên đứng đầu liên danh trên cũng chưa chủ động bố trí nhân sự có thẩm quyền có mặt thường xuyên tại Việt Nam trong suốt thời gian triển khai dự án để điều hành, xử lý các phần công việc thuộc phạm vi thực hiện của các thành viên trong liên danh. Một số nhân sự được nhà thầu phân công làm việc tại công trường nhưng không được giao quyền quyết định để giải quyết trực tiếp các vướng mắc. Vì vậy, khi gặp khó khăn vướng mắc, hai bên phải mất nhiều thời gian để thống nhất.
Liên quan đến việc xác định khối lượng, giá trị các công việc đã thực hiện của gói thầu Tổng thầu EPC, việc cung cấp vật liệu xây dựng 71 container vật liệu Vinyl và gạch ốp lát, Sở Y tế chưa có hồ sơ bản gốc để gửi Sở Xây dựng để hoàn tất thủ tục đăng ký kiểm tra về chất lượng theo quy định pháp luật, mặc dù Sở Y tế đã gửi văn bản rất nhiều lần đến nhà thầu.
Mới đây, thông tin tại cuộc họp báo quý 3 năm 2023, ông Cao Hoàng Anh, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Cần Thơ cho biết, hợp đồng dự án đã hết hạn và dừng sử dụng vốn vay ODA của Hungary, chuyển sang phương án khác.
Theo đó, Sở này đã thuê công ty kiểm toán độc lập tư vấn tính toán những hạng mục đã xây dựng đủ điều kiện thì sẽ hoàn tất quyết toán. Với những hạng mục triển khai dở dang thì tiếp tục thực hiện.
“Công ty kiểm toán xem xét xong thì Sở sẽ hoàn lại nguồn vốn tạm ứng khoảng 10 triệu euro cho Hungary. Phần hoàn vốn có thể từ nguồn vốn của Trung ương hoặc địa phương”, ông Cao Hoàng Anh chia sẻ.
Liên quan đến lô hàng 71 container vật liệu xây dựng, Sở Y tế đang yêu nhà thầu gửi hồ sơ chứng từ để quyết toán.
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế TP Cần Thơ, để hoàn thành công trình trên sẽ phải sử dụng nguồn vốn khác, có thể là ngân sách nhà nước.
Sau khi xem xét kiến nghị trên, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu UBND TP Hải Phòng kiểm tra, xử lý cụ thể nội dung đơn phản ánh, kiến nghị của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch theo quy định của pháp luật; trả lời Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng.
![]() |
Yêu cầu xử lý triệt để, nghiêm minh các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật tại Vườn Quốc gia Cát Bà |
Ngày 18/12/2020, UBND TP Hải Phòng đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ. Xét báo cáo của UBND TP Hải Phòng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu Chủ tịch UBND TP Hải Phòng tiếp tục chỉ đạo xử lý triệt để, nghiêm minh các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật; có văn bản trả lời các doanh nghiệp và Tạp chí Người cao tuổi.
Hải Phòng yêu cầu tháo dỡ công trình vi phạm
Trước đó, UBND TP Hải Phòng đã có văn bản trả lời kiến nghị của 7 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch tại Vườn Quốc gia Cát Bà gồm: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Du lịch dịch vụ Thủy sản thương mại Thùy Trang; Công ty Cổ phần Thương mại Tùng Long; Công ty Cổ phần dịch vụ du lịch Đảo Cát Dứa; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đảo Cát; Công ty Cổ phần Khu du lịch Đảo Cát Bà; Công ty Cổ phần Thương mại Thanh Bình; Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và Dịch vụ Đông Kinh.
Theo văn bản, để làm rõ các nội dung kiến nghị của các doanh nghiệp, ngày 17/12/2020, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng đã chủ trì, cùng các sở, ngành và các đơn vị liên quan của thành phố làm việc với 7 doanh nghiệp.
Sau khi nghe ý kiến của các doanh nghiệp và ý kiến của các sở, ngành, đơn vị có liên quan của thành phố tại cuộc làm việc nêu trên, UBND TP Hải Phòng trả lời cụ thể sai phạm của các tổ chức, doanh nghiệp liên quan.
Theo đó, từ năm 2009 đến nay, Trung tâm Dịch vụ du lịch và Giáo dục môi trường thuộc Vườn Quốc gia Cát Bà đã sai phạm trong việc ký các hợp đồng liên doanh liên kết với 7 doanh nghiệp trên khi chưa được cấp có thẩm quyền chấp thuận theo quy định.
![]() |
UBND TP Hải Phòng thông tin về vi phạm của các doanh nghiệp tại Vườn quốc gia Cát Bà |
7 doanh nghiệp đã có các vi phạm như: Đầu tư xây dựng các công trình khi chưa được cấp có thẩm quyền chấp thuận đầu tư dự án; không có hồ sơ pháp lý về đầu tư xây dựng; không có giấy phép xây dựng và không đủ điều kiện để cấp phép xây dựng; không lập, trình phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường; không có các thủ tục về phòng cháy, chữa cháy; không có giấy phép kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành, dịch vụ lưu trú; về nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước của một số doanh nghiệp...
Về xử lý sai phạm trước đó, từ ngày 22/11/2016, UBND TP Hải Phòng đã có 7 văn bản chỉ đạo Vườn Quốc gia Cát Bà chấm dứt các hoạt động với các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đến cuối năm 2018 và đầu năm 2019, Trung tâm Dịch vụ du lịch và Giáo dục môi trường thuộc Vườn Quốc gia Cát Bà mới có thông báo gửi từng doanh nghiệp về việc dừng liên kết với các doanh nghiệp. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp vẫn tiếp tục kinh doanh, dịch vụ tại các địa điểm trên...
Xác định đây là vụ việc phức tạp, Đoàn Công tác số 1 - Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn đã làm việc, giao TP Hải Phòng chỉ đạo xử lý dứt điểm. Vì vậy, TP Hải Phòng sẽ xử lý nghiêm khắc đối với các cán bộ và các doanh nghiệp đã sai phạm theo đúng quy định của pháp luật trong thời gian tới.
Đối với các doanh nghiệp, thành phố yêu cầu Thanh tra Sở Xây dựng, UBND huyện Cát Hải và các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thiện các thủ tục theo quy định để thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng của các doanh nghiệp tại các điểm kinh doanh du lịch tại Vườn Quốc gia Cát Bà, yêu cầu doanh nghiệp tự tháo dỡ công trình.
Trường hợp các doanh nghiệp không tự tháo dỡ các công trình vi phạm thì tổ chức cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả tháo dỡ công trình vi phạm để khôi phục lại tình trạng ban đầu theo quy định.
Sau khi thực hiện việc tháo dỡ các công trình, thành phố giao Vườn Quốc gia Cát Bà cải tạo lại các khu vực trên để trồng cây, trả lại diện tích rừng tự nhiên, môi trường sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học cho Vườn Quốc gia Cát Bà.
Bên cạnh đó, UBND TP. Hải Phòng cũng yêu cầu huyện Cát Hải, Vườn Quốc gia Cát Bà rà soát và xử lý các trường hợp vi phạm khác trong phạm vi quản lý của Vườn Quốc gia Cát Bà theo đúng quy định pháp luật, không để xảy ra các trường hợp tương tự.
Cơ quan chức năng thiếu kiên quyết trong xử lý vi phạm
Văn bản của UBND TP Hà Phòng cũng nêu rõ: Trong giai đoạn từ năm 2009 đến đầu năm 2016, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND huyện Cát Hải, Vườn Quốc gia Cát Bà đã tiến hành kiểm tra việc đầu tư xây dựng và tổ chức kinh doanh du lịch tại các điểm liên doanh liên kết nêu trên.
Tuy nhiên, các cơ quan này đã thiếu kiên quyết trong việc xử lý vi phạm, không báo cáo UBND thành phố để xử lý các sai phạm, dẫn đến các doanh nghiệp không thực hiện, mà tiếp tục kinh doanh, dịch vụ tại các địa điểm trên.
Hiện nay, các sở, ngành, đơn vị chức năng của thành phố đang tập trung triển khai các trình tự thủ tục để xử lý tháo dỡ các công trình vi phạm theo quy định pháp luật.
Đối với các cán bộ có sai phạm, UBND TP Hải Phòng yêu cầu công an thành phố khẩn trương hoàn thiện hồ sơ khởi tố bị can trong vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Vườn Quốc gia Cát Bà theo quy định.
UBND thành phố sẽ xem xét, chỉ đạo xử lý các cán bộ có liên quan đến sai phạm nêu trên đối với các trường hợp chưa đến mức phải xử lý trách nhiệm hình sự.
Bác bỏ liên quan đến Sun Group
Trả lời về ý kiến cho rằng TP Hải Phòng chỉ đạo tháo dỡ các công trình tại Vườn Quốc gia Cát Bà là để giao cho Tập đoàn Sun Group là lợi ích nhóm, thành phố khẳng định không có lợi ích nhóm.
“Việc xử lý các vi phạm trên không phải để lấy đất giao cho cho Tập đoàn Sun Group hay bất cứ một doanh nghiệp nào khác mà chỉ để trồng cây, trả lại diện tích rừng tự nhiên, môi trường sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học cho Vườn Quốc gia Cát Bà, khu dự trữ sinh quyển thế giới và đặc biệt là khu vực Vịnh Lan Hạ” – văn bản của UBND TP Hải Phòng nêu.
Thuận Phong
Phường Điện Biên (quận Ba Đình) có nhiều tuyến phố, nhiều khu vực thuộc quy hoạch Khu trung tâm hành chính Ba Đình. Ngoài công trình 8B Lê Trực trên địa bàn phường này còn có những công trình xây dựng gây xôn xao dư luận thời gian qua.
" alt=""/>Xử lý nghiêm vi phạm tại Vườn Quốc gia Cát Bà